Lớp 10

Top 11+ Kết Bài Tỏ Lòng Của Phạm Ngũ Lão mới nhất 2023

THPT Ninh Châu xin gửi đến các bạn Top 11 bản kết bài Tỏ lòng xuất sắc nhất. Đến với bài viết này, các bạn sẽ được trải nghiệm và hiểu rõ hơn về cách viết một kết bài đầy tinh tế và cuốn hút độc đáo. Hơn nữa, các bạn còn có thể tham khảo thêm nhiều kiểu kết bài cho bài văn của mình thêm độc đáo. Mời các bạn cùng xem các cách kết bài dưới đây nhé!

Kết bài Nghị luận bài Tỏ lòng – Bài mẫu 1

Hào khí Đông A là niềm cảm hứng lịch sử dân tộc đã trở đi trở lại nhiều lần trong sáng tác của các nhà văn trung đại, đến lượt mình Phạm Ngũ Lão vẫn khắc họa thành công hình ảnh người tráng sĩ thời Trần oai phong, lẫm liệt. Và cao hơn thế, còn kín đáo thể hiện nhân cách và tư tưởng lớn của Phạm Ngũ Lão. Nỗi thẹn Vũ Hầu của Phạm Ngũ Lão không phải là nỗi thẹn của một kẻ tôi trung không vì non nước giang sơn, mà là nỗi thẹn nâng mình lên, nâng cao nhân cách và phẩm giá của vị chủ tướng nhà Trần, từ đó khiến bài thơ càng thêm sâu sắc, lắng đọng.

Kết bài Nghị luận bài Tỏ lòng – Bài mẫu 2

Phạm Ngũ Lão dường như đã mang cả hào khí và hùng tâm của con người thời Trần vào trong trang viết để khắc họa trọn vẹn không khí thiêng liêng của lịch sử dân tộc, và vẻ đẹp hào hùng của con người thời đại. Và cũng qua những câu thơ cuối, giọng thơ trầm lòng và điển tích Vũ Hầu đã giúp người đọc hiểu hơn về tấm lòng và tư tưởng, nhân cách của vị chủ tướng nhà Trần. Chính vì thế mà chỉ với 4 câu thơ ngắn gọn, hàm súc, nhưng sức gợi và giá trị lớn lao mà nó mang lại là vô hạn, nó không chỉ gợi lên bầu không khí lịch sử thiêng liêng, mà còn khắc họa trọn vẹn thành công con người của thời đại ấy. Và đồng thời, nỗi thẹn Vũ Hầu của Phạm Ngũ Lão đã nâng tầm phong thái và nhân cách cao đẹp của vị chủ tướng nhà Trần, để ông trở thành tấm gương sáng răn mình cho thế hệ sau.

Kết bài Nghị luận bài Tỏ lòng – Bài mẫu 3

Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão bằng những hình ảnh thơ giàu sức gợi, những sáng tạo nghệ thuật khi đặt hình tượng người tráng sĩ trong bối cảnh thiên nhiên hùng vĩ rộng lớn đã nâng tầm vị thế và tâm thế của người tráng sĩ năm xưa, đồng thời gợi lại thời kỳ hào hùng trong lịch sử dân tộc. Bên cạnh đó, cũng thể hiện tấm lòng sâu sắc và nhân cách cao cả của Phạm Ngũ Lão qua điển tích về nỗi thẹn chuyện Vũ Hầu.

Kết bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 4

Như vậy mỗi người chúng ta hãy luôn sống có lý tưởng, khát vọng, nhân cách cao đẹp. Và hình tượng người anh hùng thời Trần với vẻ đẹp kỳ vĩ, lẫm liệt, với lý tưởng sống cống hiến sẽ luôn cháy sáng trong mỗi tâm hồn Việt Nam. Đó cũng là hành trang quý giá nâng bước cho mỗi chúng ta trên con đường xây dựng và bảo vệ tổ Quốc. Tiếp bước truyền thống của cha ông, giờ đây khi “Tổ quốc đang bão giông từ biển”, nêu cao tư tưởng nhân nghĩa chúng ta nguyện giữ vẹn nguyên hình hài tổ quốc bằng tinh thần hòa hiếu nhất. Song , vì sự toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta cũng sẵn sàng chấp nhận những mất mát, những hy sinh một khi không còn con đường nào khác. Và khắc ghi lời dặn của cha ông, chúng ta nguyện đưa con tàu tổ quốc vượt qua mọi phong ba bão tố:

“Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”.

(Nguyễn Việt Chiến)

Kết bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 5

“Quý hồ tinh bất quý hồ đa” (quý tinh túy, không có nhiều) – quy luật sống còn của văn chương nghệ thuật xưa nay đã được minh chứng rõ nét trong thơ của Phạm Ngũ Lão nói chung và đặc biệt là “Tỏ lòng”. Bài thơ Đường luật tuy ngắn gọn hàm súc những dường như ý tứ đã vượt ra ngoài câu chữ. Bài thơ đã đạt đến độ súc tích cao, in đậm dấu ấn trong lòng bạn đọc, khẳng định vị thế quan trọng của mình trong nền văn học dân tộc.

Kết bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 6

Qua đây ta có thể thấy rõ được hào khí Đông A thời nhà Trần và nỗi thẹn của người quân tử, người tướng quân hết lòng ra sinh vào tử vì vua vì nước. Có thể nói hào khí Đông A là yếu tố cơ bản làm nên ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông. Đồng thời ta có thể thấy được tấm lòng của vị tướng quân tài ba với đất nước mình. Dẫu có bao nhiêu chiến công hiển hách, Phạm Ngũ Lão vẫn thấy chưa đủ để phục vụ cho vua và cho đất nước.

Kết bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 7

Thuật hoài là bài thơ trữ tình bày tỏ được hùng tâm tráng trí và hoài bão lớn lao của tuổi trẻ đương thời. Bài thơ có tác dụng giáo dục rất sâu sắc về nhân sinh quan và lối sống tích cực đối với thanh niên mọi thời đại. Thuật hoài đã làm vinh danh vị tướng trẻ văn võ song toàn Phạm Ngũ Lão.

Kết bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 8

Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời cao đẹp gắn liền với con người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại và ngòi bút của Phạm Ngũ Lão qua “Tỏ lòng đã làm được điều đó. Những tâm tư, nỗi tiềm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm qua những ngôn từ súc tích, ngắn gọn nhưng sức biểu đạt cao đã làm lay động trái tim bao bạn đọc, vấn vương trong lòng những người con yêu nước trong suốt bao nhiêu năm qua.

Kết bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 9

Bài thơ chính là minh chứng rõ ràng nhất cho một võ tướng tài ba “bách chiến bách thắng” lại sở hữu một trái tim nhạy cảm của thi nhân. Thuật hoài chính là tác phẩm xuất sắc, thể hiện nỗi lòng của tác giả, cũng là nỗi lòng chung của tuổi trẻ hùng tráng và lột tả hào khí đời Trần.

Kết bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 10

Câu thơ thứ hai tái hiện lại sức mạnh của quân đội nhà Trần. Tác giả sử dụng các hình ảnh “tam quân” “tì hổ” “khí thôn ngưu” để làm rõ vẻ đẹp sức mạnh đó. Tam quân để nói về quân đội nhà Trần bao gồm tiền quân, trung quân và hậu quân. Còn tì hổ để nói về sức mạnh to lớn như hổ báo của quân đội, biện pháp so sánh đã một lần nữa khẳng định sự dũng mạnh, nhanh nhẹn của quân đội nhà Trần. “Khí thôn ngưu” có thể hiểu theo hai cách, cách thứ nhất tức là khí thế nuốt trôi trâu, nhưng cũng có thể hiểu khí thế át sao Ngưu. Dù hiểu theo cách nào cũng đều thấy được khí thế, sức mạnh vô song của quân đội nhà Trần. Với hai câu thơ đầu, tác giả đã tái hiện sinh động, chân thực vẻ đẹp của con người thời đại nhà Trần với sức mạnh vô song. Qua đó ta còn cảm nhận được hào khí oanh liệt của thời đại mà dân tộc bừng bừng khí thế, quyết tâm đánh giặc cứu nước.

Kết bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão mẫu 11

Quả thật, thơ văn đời Trần là tiếng nói của những anh hùng – thi sĩ dào dạt cảm hứng yêu nước mãnh liệt. Phạm Ngũ Lão qua bài thơ “Tỏ lòng” đã cho ta thấy rõ điều đó. Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn nhưng không hề gãy ý, ngôn ngữ hàm súc, đạt đến độ súc tích cao. Tất cả đã khắc họa thành công vẻ đẹp của những con người có sức mạnh, lí tưởng, nhân cách cao cả, hòa chung với khí thế hào hùng của dân tộc.

THPT Ninh Châu vừa cung cấp cho bạn đọc bài viết Kết bài Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão, bao gồm 11 bài văn mẫu kết bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão. Bài viết này hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 10 trong môn Ngữ văn. Để giúp bạn đọc có thêm tài liệu học tập, VnDoc.com cũng cung cấp các đề thi học kì 1 và học kì 2 của các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, và Sinh được chúng tôi sưu tầm và lựa chọn. Tài liệu lớp 10 này sẽ giúp các bạn rèn luyện kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn tập thi đạt kết quả tốt.

Dương Đăng Quang

Tôi là Dương Đăng Quang, tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ sư Công nghệ thông tin tại HUTECH - trường Đại học Công nghệ TP.HCM năm 2016. Từ năm 2018 đến nay, tôi phụ trách bộ môn Tin học, kiêm tác giả tại Trường THPT Ninh Châu, tỉnh Quảng Bình. Tôi mong muốn có thể dùng kiến thức và trải nghiệm của bản thân để đem lại những chia sẻ hữu ích cho các bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button