Câu hỏi: Sắp xếp các thao tác sau đây theo trình tự các bước để tạo liên kết giữa các bảng là:
1. Chọn ToolRelationships…
2. Tạo liên kết đôi một giữa các bảng
Bạn đang xem: Hãy sắp xếp các bước sau để được một thao tác đúng khi tạo liên kết giữa các bảng
3. Đóng hộp thoại Realationships/ Yes để lưu lại
4. Chọn các bảng sẽ liên kết
A. 2 => 3 => 4 => 1
B. 1 => 4 => 2 =>3
C. 1 => 2=> 3 => 4
D. 4 => 2 => 3 => 1
Trả lời :
Đáp án đúng: B
Cùng THPT Ninh Châu tìm hiểu về liên kết giữa các bảng và một số thao tác trên bảng nha các em !
I. Khái niệm liên kết bảng
– Trong CSDL, các bảng thường có liên quan đến nhau. Liên kết được tạo giữa các bảng cho phép tổng hợp dữ liệu từ nhiều bảng
– Có hai cách lập CSDL:
+ Cách 1: Lập CSDL gồm một bảng duy nhất chứa tất cả các thông tin cần thiết
+ Cách 2: Lập CSDL thành các bảng với các cấu trúc tương ứng.
– Lưu ý: cách thứ nhất có những nhược điểm sau:
+ Dư thừa dữ liệu
+ Không đảm bảo sự nhất quán
II. Kỹ thuật tạo liên kết giữa các bảng
Ví dụ:Cho CSDL như trong 3 bảng dưới đây
1. Mở Database Tools → Relationships
2. Chọn các bảng: HOA_DON, MAT_HANG, KHACH_HANG rồi nhấn Add.
3. Thiết lập mối liên kết giữa các bảng
– Kéo thả trường Ma_khach_hang trong bang KHACH_HANG qua trường Ma_khach_hang của bảng HOA_DON
4. Trong hộp thoại Edit Relationships, nháy Create.
5. Tương tự ta thiết lập các bảng còn lại, kết quả:
+ Kéo trường liên kết ở bảng khách hàng và thả vào trường tương ứng ở bảng hoá đơn.
+ Tương tự thiết lập liên kết bảng hóa đơn và bảng mặt hàng.
III. Xóa liên kết giữa các bảng
– Thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Nháy chuột vào đường liên kết;
Bước 2. Nhấn phím Delete trên bàn phím và chọn Yes
Bước 3. Chọn Save để lưu lại.
VI. Sửa liên kết
Thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Nháy đúp vào đường nối thể hiện liên kết để mở hộp thoại Edit Relationships;
Bước 2. Thực hiện các thay đổi cần thiết. Chọn OK;
Bước 3. Chọn Save để lưu lại.
V. Các thao tác cơ bản trên bảng
1. Cập nhật dữ liệu
– Cập nhật dữ liệu là thay đổi dữ liệu trong các bảng gồm:
– Thêm bản ghi mới.
– Chỉnh sửa bản ghi.
– Xóa các bản ghi.
a. Thêm bản ghi mới (Record)
– Chọn Insert → New Record hoặc nháy nút
(New Record) trên thanh công cụ rồi gõ dữ liệu tương ứng vào mỗi trường.
– Cũng có thể nháy chuột trực tiếp vào bản ghi trống ở cuối bảng rồi gõ dữ liệu tương ứng.
b. Chỉnh sửa
– Để chỉnh sửa giá trị một trường của một bản ghi chỉ cần nháy chuột vào ô chứa dữ liệu tương ứng và thực hiện các thay đổi cần thiết.
c. Xóa bản ghi
– Chọn bản ghi cần xoá.
– Nháy nút
(Delete Record) hoặc nhấn phím Delete.
– Trong hộp thoại khẳng định xoá, chọn Yes
2. Sắp xếp và lọc
a. Sắp xếp
Cách thao tác thực hiện sắp xếp dữ liệu:
– Bước 1. Chọn trường cần sắp xếp trong chế độ hiển thị trang dữ liệu
– Bước 3. Lưu lại kết quả sắp xếp
b. Lọc
Cách thao tác thực hiện lọc dữ liệu:
– Bước 1. Lọc là một công cụ của hệ QTCSDL cho phép tìm ra những bản ghi thỏa mãn một số điều kiện nào đó phục vụ tìm kiếm
– Bước 2. Access cho phép lọc với các nút lệnh sau trên thanh Table Datasheet
3. Tìm kiếm đơn giản
– Chức năng tìm kiếm (tìm kiếm và thay thế) trong Access tương tự như trong Word.
Ví dụ: Cách 1: Chọn Edit → Find…
+ Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+F.
– Khi đó hộp thoại Find and Replace mở ra. Có thể cung cấp thêm cho việc tìm kiếm:
– Trong ô Find What gõ cụm từ cần tìm.
– Trong ô Look In:
+ Chọn tên bảng.
+ Yêu cầu tìm trường hiện tại
– Trong ô Match, chọn cách thức tìm kiếm.
+ Any Part of Field (cụm từ cần tìm có thể là phần bất kì của trường)
+ Whole Field (cụm từ cần tìm là nội dung một ô);
+ Start of Field (cụm từ cần tìm phải nằm ở đầu của trường)
– Nháy nút Find Next để đến vị trí tiếp theo thỏa mãn điều kiện tìm kiếm.
– Lệnh Replace khác với Find ở chỗ sau khi tìm được cụm từ thì thay thế bởi cụm từ trong ô Replace With.
4. In dữ liệu
– Có thể in dữ liệu từ bảng.
– Có thể giới hạn bản ghi mà Access sẽ in và xác định thứ tự in, cũng có thể chọn để chỉ in một số trường.
– Việc cài đặt tương tự word.
Đăng bởi: THPT Ninh Châu
Chuyên mục: Lớp 12, Tin Học 12