Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Cho str là một xâu kí tự, đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Tin học lớp 11 hay và hữu ích.
Trắc nghiệm: Cho str là một xâu kí tự, đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì?
for i := length(str) downto 1 do
write(str[i]) ;
Bạn đang xem: Cho str là một xâu kí tự, đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì?
A. In xâu ra màn hình;
B. In từng kí tự xâu ra màn hình;
C. In từng kí tự ra màn hình theo thứ tự ngược, trừ kí tự đầu tiên;
D. In từng kí tự ra màn hình theo thứ tự ngược;
Trả lời:
Đáp án đúng: D. In từng kí tự ra màn hình theo thứ tự ngược;
Đoạn chương trình trên dùng để in từng kí tự ra màn hình theo thứ tự ngược, sử dụng vòng lặp chạy từ kí tự cuối về kí tự đầu. Mỗi lần chạy in ra một kí tự.
Nội dung câu hỏi này nằm trong phần kiến thức về Kiểu xâu, hãy cũng THPT Ninh Châu tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
Kiến thức tham khảo về kiểu xâu
1. Khái niệm về kiểu xâu
Xâu: Là một dãy kí tự trong bảng mã ASCII. Mỗi kí tự được gọi là một phần tử của xâu.
– Số lượng kí tự trong xâu được gọi là độ dài của xâu .
– Xâu có độ dài bằng 0 gọi là xâu rỗng.
– Tham chiếu tới phần tử trong xâu được xác định thông qua chỉ số của phần tử trong xâu.
2. Thao tác tạo dữ liệu kiểu xâu
Khởi tạo xâu
Ví dụ:
s1 “” #Tạo xâu rỗng s1
s2 = “Viet Nam”
#Tạo xâu s2 có s2[0] “V”, s2[1] = “i”, … s2[7] = “m”
- Duyệt qua từng phần tử của xâu
Ví dụ:
s = “Ha Noi Viet Nam”
for i in s: print(i,end=“ “)
#Xuất ra màn hình dòng chữ: H a N o i V i e t N a m
3. Một số hàm khi làm việc với kiểu xâu.
Hàm | Ý nghĩa |
str(x) | Trả về xâu tương ứng giá trị của x |
len(s) | Trả về độ dài của xâu s |
ord(ch) | Trả về mã của ký tự ch trong mã ASCII hoặc Unicode |
chr(x) | Trả về ký tự tương ứng với mã x trong mã ASCII hoặc Unicode |
Hàm xử lý kiểu xâu 1
Hàm | Ý nghĩa |
upper() lower() capitalize() title() swapcase() strip() Itrip() rtrip() find() | Trả về xâu in hoa tương ứng Trả về xâu in thường tương ứng Trả về xâu chỉ in hoa ký tự đầu còn lại in thường Trả về xâu in hoa các ký tự đầu của các từ Trả về xâu có ký tự in hoa thành thường và ngược lại Trả về xâu sau khi đã xóa các ký tự trống Trả về xâu sau khi đã xóa các ký tự trống phía trái Trả về xâu sau khi đã xóa các ký tự trống phía phải Trả về chỉ số đầu tiên tìm thấy của xâu s |
Hàm xử lý kiểu xâu 2
Count () | count( | Đếm số lần xuất hiện của xâu cần tìm |
replace() split() join() | replace( split([ join( | Thay thế old thành new, count lần Mặc định count = -1 không hạn chế lần thay Tách xâu thành danh sách các xâu con Gộp danh sách thành xâu (ngược lại split() |
Hàm xử lý kiểu xâu 3
- Một số ví dụ
Ví dụ 1
Chương trình dưới đây nhập họ tên của hai người vào hai biến xâu và đưa ra màn hình xâu dài hơn nếu bằng nhau thì đưa ra xâu nhập vào sau.
program vd1;
uses crt;
var
a, b:string;
begin
clrscr;
write(‘nhap ho ten thu nhat:’);
readln(a);
write(‘nhap ho ten thu hai :’);
readln(b);
if length(a)>length(b) then
write(a)
else
write(b);
readkey;
end.
Kết quả:
nhap ho ten thu nhat:thanh
nhap họ ten thu hai :long
Thanh
Ví dụ 2: Viết chương trình nhập hai xâu từ bàn phím và kiểm tra kí tự đầu tiên của xâu thứ nhất có trùng với kí tự cuối cùng của xâu thứ hai không.
program vd2;
uses crt;
var
a, b:string;
begin
clrscr;
write(‘nhap xau thu nhat:’);
readln(a);
write(‘nhap xau thu hai : ‘);
readln(b);
if a[1]=b[length(b)]
then writeln(‘Trung nhau’)
else
writeln(‘Khac nhau’);
readkey;
end.
Kết quả:
nhap xau thu nhat:abc
nhap xau thu hai :ca
Trung nhau
Ví dụ 3:
Viết chương trình nhập xâu từ bàn phím rồi in nó theo thứ tự ngược lại.
program vd2;
uses crt;
var
a:string;
i:integer;
begin
clrscr;
write(‘nhap xau:’);
readln(a);
write(‘xau dao nguoc la:’);
for i:=length(a) downto 1 do
write(a[i]);
readkey;
end.
nhap xau:vidu4
cau dao nguoc la :4udiv
Ví dụ 4:
Viết chương trình nhập vào từ bàn phím và đưa ra màn hình xâu thu được từ nó sau khi loại bỏ hết các dấu cách.
program vd2;
uses crt;
var
a, b:string;
i:integer;
begin
clrscr;
write(‘nhap xau:’);
readln(a);
for i:=1 to length(a) do
if a[i]<>‘
then
b:=b+a[i];
write(‘xau sau khi bo dau cach la’,b);
readkey;
end.
Kết quả:
nhap xau: xau tsss
xau sau khi bo dau cach la xautsss
Đăng bởi: THPT Ninh Châu
Chuyên mục: Lớp 11, Tin Học 11